PHÁT HIỆN DẤU HIỆU VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
BBT: để giúp các cấp uỷ cơ sở trong Đảng bộ Khối chủ động trong công tư tưởng, đẩy mạnh thực hiện tự phê bình và phê bình, từng bước góp phần ngăn chặn sự suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên; Ban Biên tập Website trân trọng giới thiệu cùng các đồng chí bài “Phát triện dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực tư tưởng chính trị” của tác giả Nguyễn Thị Bích Ngà đăng trên Tạp chí Kiểm tra tháng 12/2011. (Ảnh mang tính minh hoạ)
BBT: để giúp các cấp uỷ cơ sở trong Đảng bộ Khối chủ động trong công tư tưởng, đẩy mạnh thực hiện tự phê bình và phê bình, từng bước góp phần ngăn chặn sự suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên; Ban Biên tập Website trân trọng giới thiệu cùng các đồng chí bài “Phát triện dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực tư tưởng chính trị” của tác giả Nguyễn Thị Bích Ngà đăng trên Tạp chí Kiểm tra tháng 12/2011.
(Ảnh mang tính minh hoạ)
BBT: để giúp các cấp uỷ cơ sở trong Đảng bộ Khối chủ động trong công tư tưởng, đẩy mạnh thực hiện tự phê bình và phê bình, từng bước góp phần ngăn chặn sự suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên; Ban Biên tập Website trân trọng giới thiệu cùng các đồng chí bài “Phát triện dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực tư tưởng chính trị” của tác giả Nguyễn Thị Bích Ngà đăng trên Tạp chí Kiểm tra tháng 12/2011.
(Ảnh mang tính minh hoạ)
Ngày 3/5/2007, Bộ Chính trị khóa X ban hành Quy định số 57-QĐ/TW về “Một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng” đã khẳng định “vấn đề chính trị hiện nay” đã và đang tác động trực tiếp đến sự sống còn của Đảng, của chế độ. Đối với Ngành Kiểm tra của Đảng thì việc phát hiện, kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực tư tưởng chính trị là việc làm cấp bách, thiết thực nhất đối với việc thực hiện Quy định 57-QĐ/TW. Qua thực tế phụ trách địa bàn, tôi xin trao đổi một số ý kiến về phát hiện dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực tư tưởng chính trị.
1- Các loại vi phạm thường gặp trong lĩnh vực tư tưởng chính trị.
Hệ thống chính trị của Nước Cộng hòa-Xã hội- Chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các tổ chức: Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội. Trong đó, Hiến pháp Nhà nước Cộng hòa- Xã hội- Chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam “ là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội ”.
Thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo toàn diện, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, định ra Cương lĩnh Chính trị nhằm xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước; định ra đường lối, chủ trương, chính sách…thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam có xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Nhà nước quản lý xã hội theo luật pháp, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, do phổ thông bỏ phiếu bầu ra.
Vi phạm trong lĩnh vực tư tưởng chính trị là những biểu hiện ra bên ngoài những suy nghĩ, tư duy trái ngược, không đúng, xuyên tạc, bóp méo về hệ thống chính trị, về chế độ chính trị, phương pháp “cai trị xã hội”; về quan điểm, đường lối lãnh đạo, điều hành đất nước, xã hội; về Đảng Cộng sản Việt Nam, về các lãnh tụ và cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước… bằng cách nói, viết bài, tuyên truyền, phát tán tài liệu, tổ chức hội thảo, mít tinh, biểu tình…Một số biểu hiện cụ thể là:
Biểu hiện nhiều nhất và đầu tiên thường gặp là việc đảng viên nói ra nhận thức của mình. Đó thường là các lệch lạc trong nhận thức về Đảng, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội…tiếp sau đó là các tư tưởng của bọn phản động về Nhà nước, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về chủ trương đường lối của Đảng, về cơ chế, thể chế chính trị, bôi nhọ, xuyên tạc hình ảnh lãnh tụ…những tư tưởng này thường tăng dần về thời lượng và cấp độ. Nếu trong sinh hoạt tư tưởng hoặc trong hoạt động chung mà để ý, tổng hợp, từ đó có theo dõi, đánh giá thì sẽ phát hiện ra những lệch lạc ngay từ ban đầu, khi mới ở giai đoạn các tư tưởng phản động, thù địch chỉ ở cấp độ nhận thức của một người.
Viết bài xuyên tạc Cương lĩnh chính trị, chỉ thị nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước…đồng thanh với những luận điệu sai trái ở nước ngoài và các phần tử cơ hội chính trị trong các tổ chức tôn giáo, trong một số dân tộc thiểu số, tranh thủ gây thanh thế, giành dân; hoặc viết bài khoét sâu một số khuyết điểm, yếu kém trong điều hành hoạt động quản lý Nhà nước, làm tổn hại đến uy tín của Đảng, làm giảm lòng tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân vào chế độ; hoặc khoét sâu vào một số vấn đề mà công tác tổng kết thực tiễn, xây dựng hệ thống lý luận của Đảng ta chưa đáp ứng được, chưa theo kịp sự vận động của quá trình đổi mới đất nước. Việc viết có thể bắt đầu từ các bài viết nhỏ lẻ tự đăng trên các diễn đàn, trên mạng để tự thu thập trao đổi suy nghĩ, tư tưởng với một số người nhưng không phải là những phần tử phản động. Sau khi có những bài viết ở các cấp độ khác nhau, họ tự móc lối với những phần tử phản động để gửi bài đăng trên các báo phản động hoặc trên mạng.
Không trực tiếp viết, nói song phát tán hoặc tổ chức phát tán tài liệu, bài viết của bọn phản động có tính chất chống đối Đảng, chống đối Nhà nước Cộng hòa- Xã hội- Chủ nghĩa Việt Nam.
Tham gia các hội, đoàn, câu lạc bộ, các tổ chức phản động trong và ngoài nước nhằm truyền bá những tư tưởng chính trị lệch lạc, vu khống, gây mất ổn định xã hội. Như một số chức trong cái gọi là “Giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất”, những thành phần cốt cán trong các tổ chức “Nhà nước Đềga độc lập” và “Tin lành Đềga”, nhóm cực đoan trong phật giáo Hòa Hảo…
Tham gia tổ chức, kích động nhân dân biểu tình đòi lật đổ, chống phá Đảng Cộng Sản Việt Nam, chống phá Nhà nước Cộng hòa- Xã hội- Chủ nghĩa Việt Nam.
2- Lựa chọn các kênh thông tin để phát hiện dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực tư tưởng chính trị.
Từ những biểu hiện thường gặp của vi phạm trong lĩnh vực tư tưởng chính trị như đã nêu trên, chúng ta dễ nhân thấy một số kênh thông tin bộc lộ dấu hiệu vi phạm:
- Thông qua các buổi họp, sinh hoạt chi bộ, trong nội bộ tổ chức đảng; qua những cuộc nói chuyện, trao đổi tư tưởng thông thường, hằng ngày của cán bộ, đảng viên trong từng đơn vị công tác, các suy nghĩ lệch lạc, không đầy đủ thường được bộc lộ dần theo từng cấp độ từ thấp đến cao, từ việc nêu hiện tượng đến việc quy kết bản chất, hệ thống rồi tiến đến phủ nhận sạch trơn…
- Thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề về xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, về các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, về đóng góp xây dựng các văn kiện của Đảng… Qua thảo luận, cán bộ, đảng viên sẽ bộc lộ những tư duy, suy nghĩ chưa đúng, chưa đầy đủ hoặc nêu ra những vấn đề, những luận điệu thù địch, sai trái, bóp méo nhận thức về Đảng, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội…mà các thế lực thù địch đã tuyên truyền nhằm làm lu mờ vai trò, sự lãnh đạo của Đảng, phủ định lịch sử, phủ định quá trình cách mạng vẻ vang của dân tộc; đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; khoét sâu vào các mâu thuẫn trong nhân dân, trong nội bộ Đảng…
- Thông qua việc xem, kiểm duyệt các bài viết đăng trên các báo, tạp chí trong và ngoài nước, trên mạng Internet… Các bài viết có tính lý luận hoặc các bài viết chỉ nêu ra các hiện tượng tiêu cực, một chiều với dụng ý xấu nhằm khoét sâu vào mâu thuẫn, bất bình của bộ phận dân cư với tổ chức đảng, chính quyền địa phương nhằm kích động nhân dân…
- Thông qua việc cán bộ đảng viên lúc dầu là đọc, dần dần phát tán cho đồng nghiệp, bạn bè cùng đọc các bài viết của các đối tượng phản động, thù địch hoặc dùng chính các bài viết của các đồng chí lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo cấp cao (các bài viết này đã bị “môli phê” hoặc thêm thắt những ý chống đối, phản động…). Có thể ở cấp độ cao hơn là cùng đọc cùng bàn luận, dần dần đi tới thống nhất, đồng thuận các quan điểm sai trái, thù địch. Các bài viết này có thể do đảng viên tự khai thác trên mạng hoặc do chính các đảng viên khác phát tán đến.
- Thông qua cơ quan an ninh để nắm, biết được những đảng viên tham gia các hội đoàn, câu lạc bộ, các diễn đàn do bọn phản động lập ra (có thể lúc đầu là vô tình) nhằm tập hợp lực lượng và truyền bá tư tưởng phản động, chống đối Đảng, Nhà nước…
- Thông qua theo dõi, giám sát thường xuyên có thể phát hiện cán bộ, đảng viên trực tiếp tham gia các hoạt động mít tinh, biểu tình do chính các tổ chức phản động tổ chức ra để chống phá. Việc theo dõi giám sát thường xuyên có thể tập trung hơn vào các đảng viên thường có mối quan hệ với người nước ngoài hoặc có người thân làm việc cho các tổ chức nước ngoài, được nước ngoài cung cấp, “cho” những ưu ái về kinh tế (học bổng…) và số mối quan hệ với các tổ chức phản động núp bóng…
Việc lựa chọn các kênh thông tin để sớm phát hiện ra đảng viên có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực tư tưởng chính trị có ý nghĩa quan trọng, từ đó mới kịp thời xác định và tổ chức kiểm tra nhằm đáp ứng việc ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm một cách tốt nhất./.
- Công văn về việc triển khai Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về an ninh mạng 10/09/2024
- Siêu bão Yagi 10/09/2024
- Thông tin tổng hợp của Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh số tháng 9/2024 05/09/2024
- Bác bỏ luận điệu xuyên tạc mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ 30/08/2024
User Online:15989
Total visited: 5860467