NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ XI

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
TÌM HI?U CHI?N L??C PHÁT TRI?N KINH T? -  XÃ H?I 2011 - 2020        ?? ph?c v? quá trình nghiên c?u, quán tri?t và tuyên truy?n Ngh? quy?t ??i h?i XI c?a ??ng, BBT Website ti?p t?c gi?i thi?u và tr? l?i câu h?i v? n?i dung trong quá trình th?c hi?n Chi?n l??c phát tri?n kinh t? - xã h?i 10 n?m ?ã qua (2001 - 2010) và 10 n?m t?i (2011 - 2020) ???c ??ng t?i trên http://tuyengiao.vn.   

TÌM HI?U CHI?N L??C PHÁT TRI?N KINH T? -  XÃ H?I 2011 - 2020

       ?? ph?c v? quá trình nghiên c?u, quán tri?t và tuyên truy?n Ngh? quy?t ??i h?i XI c?a ??ng, BBT Website ti?p t?c gi?i thi?u và tr? l?i câu h?i v? n?i dung trong quá trình th?c hi?n Chi?n l??c phát tri?n kinh t? - xã h?i 10 n?m ?ã qua (2001 - 2010) và 10 n?m t?i (2011 - 2020) ???c ??ng t?i trên http://tuyengiao.vn. 

 


TÌM HI?U CHI?N L??C PHÁT TRI?N KINH T? -  XÃ H?I 2011 - 2020

       ?? ph?c v? quá trình nghiên c?u, quán tri?t và tuyên truy?n Ngh? quy?t ??i h?i XI c?a ??ng, BBT Website ti?p t?c gi?i thi?u và tr? l?i câu h?i v? n?i dung trong quá trình th?c hi?n Chi?n l??c phát tri?n kinh t? - xã h?i 10 n?m ?ã qua (2001 - 2010) và 10 n?m t?i (2011 - 2020) ???c ??ng t?i trên http://tuyengiao.vn. 

 

 


       Câu hỏi 1: Tình hình đất nước và những bài học chủ yếu rút ra trong thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 là gì?
       Trả lời:
       1. Qua 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, đất nước đạt được những thành tựu và có những hạn chế sau:
       a) Những thành tựu
       Thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng:
       - Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.
       - Nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược 2001 - 2010 đã được thực hiện, đạt bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất.
       - Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm. Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.168 USD.
       - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện.
       - Các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng.
       - Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững.
       - Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước.
       - Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
       b) Những hạn chế
       Những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng:
       - Kinh tế, xã hội phát triển chưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc.
       - Công tác quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng các nguồn lực còn hạn chế, kém hiệu quả; quản lý doanh nghiệp nhà nước còn nhiều yếu kém.
       - Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu.
       - Các lĩnh vực văn hoá, xã hội còn có một số mặt yếu kém chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp.
       - Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả.
       - Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển.
       - Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ.
       - Vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia.
       2. Những bài học chủ yếu rút ra trong thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 gồm:
       Một là, phát huy dân chủ, khơi dậy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.
       Hai là, đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng.
       Ba là, bảo đảm độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước.
       Bốn là, bảo đảm gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
       Câu hỏi 2: Những cơ hội và thách thức của bối cảnh quốc tế trong thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 là gì?
       Trả lời:
       Thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, bối cảnh quốc tế có những cơ hội và thách thức sau:
       Thứ nhất, trong thập niên tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành tài nguyên, lãnh thổ, nạn khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia có thể gia tăng cùng với những vấn đề toàn cầu khác như đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên... buộc các quốc gia phải có chính sách đối phó và phối hợp hành động.
       Thứ hai, các nước ASEAN bước vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN và xây dựng Cộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hoá - xã hội; hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu. ASEAN đang ngày càng khẳng định vai trò trung tâm trong một cấu trúc khu vực đang định hình nhưng cũng đang phải đối phó với những thách thức mới.
       Thứ ba, khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động và đang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn. Tuy vậy, vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, nhất là tranh giành ảnh hưởng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, tài nguyên...
       Thứ tư, toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp:
       - Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
       - Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng.
       - Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế.
       - Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến.
       - Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.
       Thứ năm, sau khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới:
       - Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầu thay đổi với sự xuất hiện những liên kết mới.
       - Vị thế của châu Á trong nền kinh tế thế giới đang tăng lên.
       - Sự phát triển mạnh mẽ của một số nước khu vực trong điều kiện hội nhập Đông Á và việc thực hiện các hiệp định mậu dịch tự do ngày càng sâu rộng, mở ra thị trường rộng lớn nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt.
       - Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên.
       Thứ sáu, khủng hoảng còn để lại hậu quả nặng nề, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy trở thành rào cản lớn cho thương mại quốc tế. Kinh tế thế giới tuy bắt đầu phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn, bất ổn; sự điều chỉnh chính sách của các nước, nhất là những nước lớn sẽ có tác động đến nước ta.
        (Còn nữa)

User Online:15296

Total visited: 5860161