Đồng hành tăng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Ban Biên tập trang website trân trọng giới thiệu bài viết của Đồng chí Nguyễn Xuân Vượng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang về “Đồng hành tăng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh”
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là kết quả của sự hợp tác nghiên cứu giữa phòng thương mại và công nghiệp (VCCI) và cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Chỉ số PCI được xây dựng nhằm đo lường và xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế của tỉnh, nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh với 66 cơ sở đảng, trong đó Đảng bộ Các khu công nghiệp lãnh đạo trên 250 doanh nghiệp, Đảng bộ Hiệp hội nhỏ và vừa tỉnh lãnh đạo gần 300 doanh nghiệp; các cơ sở đảng định hướng hoạt động của trên 600 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh, có lực lượng công nhân, lao động trên 70 nghìn người; các doanh nghiệp trong Đảng bộ Khối có vị trí rất quan trọng trong việc đồng hành tăng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trước mắt và lâu dài. Những năm qua, Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh bước đầu đã quan tâm đồng hành cùng lãnh đạo tỉnh thực hiện các nội dung chỉ số PCI, góp phần phát triển doanh nghiệp và kinh tế địa phương.
Đ/c Dương Văn Thái, UVBTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp của Đảng bộ Khối DN tỉnh ngày 29/3/2016 | |
Năm 2015 chỉ số PCI của tỉnh Bắc Giang đạt 57,61%, xếp hạng thứ 40/63 tỉnh, thành phố trong cả nước(*)1. Là tỉnh được xếp trong nhóm có chất lượng điều hành kinh tế khá. Tỉnh đã có cố gắng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền vận động doanh nghiệp và người dân hiểu ý nghĩa của việc “phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm”, nâng cao hiểu biết chỉ số năng lực cạnh tranh, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã có nhiều giải pháp về đổi mới cơ chế, chính sách, tạo động lực phát triển doanh nghiệp và kinh tế địa phương, đất nước. Các chỉ số về tiếp cận đất đai, giảm chi phí thời gian để doanh nghiệp tiếp cận đầu tư, minh bạch trong cạnh tranh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp… Tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo Hỗ trợ đầu tư và phát triển doanh nghiệp; tổ chức các hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh đối với doanh nghiệp, tập trung giải phóng mặt bằng, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức… góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững.
Tuy nhiên, thông qua công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2015 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ngày 31/3/2016 cho thấy: chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh còn thấp, về “Thiết chế pháp lý” là chỉ số giảm điểm và là chỉ số thấp nhất, nguyên nhân việc xử các vụ kiện kinh tế còn chậm, tỷ lệ doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng tòa án để giải quyết các tranh chấp còn thấp; chỉ số “chi phí ra nhập thị trường” giảm, nguyên nhân do doanh nghiệp cho rằng ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận “Một cửa” chưa tốt, cán bộ làm việc chưa nhiệt tình, thân thiện và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp hạn chế… Mặt khác, một số doanh nghiệp, người lao động và người dân nhận thức và hiểu biết về chỉ số năng lực cạnh tranh còn hạn chế, chưa tích cực đồng hành cùng các cấp, các ngành trong việc thực hiện.
Trong năm 2016 và những năm tiếp theo, đòi hỏi các cấp, các ngành và doanh nghiệp phải quan tâm theo dõi, tham gia thực hiện nội dung các chỉ số PCI. Đây là những chỉ tiêu đánh giá thực chất và được doanh nghiệp nhìn nhận là các chính sách then chốt đối với sự thành công của công việc kinh doanh. PCI được xây dựng trên cơ sở đánh giá của các doanh nghiệp, do vậy chỉ số này sẽ phản ánh một cách khách quan và trung thực về môi trường đầu tư và kinh doanh của địa phương. PCI phản ánh được thực trạng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh, các điểm mạnh điểm yếu, cũng như xác định được chính quyền có chất lượng điều hành kinh tế tốt và các doanh nghiệp hài lòng. Từ đó, chính quyền tỉnh sẽ nhận biết được môi trường kinh doanh của mình hiện đang còn những yếu kém gì, cần phải khắc phục để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và tỉnh trở nên cạnh tranh hơn so với các tỉnh thành khác của Việt Nam. Vì thế, PCI được xem là “tiếng nói” quan trọng của các doanh nghiệp dân doanh về môi trường kinh doanh địa phương, là kênh thông tin tham khảo tin cậy về địa điểm đầu tư, là một động lực cải cách quan trọng đối với môi trường kinh doanh cấp tỉnh.
Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh và cấp ủy đảng cơ sở trong Đảng bộ tập trung lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, thực hiện “Ba đồng hành cùng doanh nghiệp”, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Định kỳ tập hợp ý kiến của các doanh nghiệp trong Đảng bộ đề xuất, kiến nghị với tỉnh, nhằm đề xuất cơ chế chính sách, tạo động lực phát triển doanh nghiệp và kinh tế địa phương. Định kỳ hằng năm tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, đề xuất tổ chức đối thoại, giải quyết những nguyện vọng chính đáng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong Đảng bộ cần “Đồng hành cùng chính quyền” nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, phản ánh trung thực, khách quan ý kiến trong đánh giá, đồng thời mỗi doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và nâng cao trách nhiệm doanh nghiệp vì xã hội, vì cộng đồng./.
>> Bảng chỉ số PCI của Bắc Giang, giai đoạn 2013-2015
(*)1- Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang năm 2013- 2015.
Nguyễn Xuân Vượng
- Hội Cựu chiến binh Khối Doanh nghiệp tỉnh tổng kết công tác cựu chiến binh năm 2024, triển khai... 05/12/2024
- Kết quả thực hiện Nghị quyết số 109-NQ/TU ngày 08/6/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ở Đảng bộ Khối... 28/11/2024
- Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp tỉnh hoàn thành chỉ tiêu kết nạp đảng viên mới 26/11/2024
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII 26/11/2024
User Online:18697
Total visited: 6992355