ĐỂ DOANH NGHIỆP CÓ NIỀM TIN TRỞ LẠI THỊ TRƯỜNG

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
       Hàng tồn kho tăng cao, thị trường đầu ra hạn hẹp, nguồn vốn cạn kiệt… đã khiến hàng nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể. Để doanh nghiệp có niềm tin trở lại thị trường, tìm kiếm cơ hội phục hồi đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tình hình hiện nay. Khó khăn của thị trường dự báo sẽ vẫn còn tiếp diễn

       Hàng tồn kho tăng cao, thị trường đầu ra hạn hẹp, nguồn vốn cạn kiệt… đã khiến hàng nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể. Để doanh nghiệp có niềm tin trở lại thị trường, tìm kiếm cơ hội phục hồi đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tình hình hiện nay.


Khó khăn của thị trường dự báo sẽ vẫn còn tiếp diễn


       Hàng tồn kho tăng cao, thị trường đầu ra hạn hẹp, nguồn vốn cạn kiệt… đã khiến hàng nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể. Để doanh nghiệp có niềm tin trở lại thị trường, tìm kiếm cơ hội phục hồi đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tình hình hiện nay.


Khó khăn của thị trường dự báo sẽ vẫn còn tiếp diễn

       Doanh nghiệp vẫn khó khăn chồng chất
       Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quý I/2013 khối doanh nghiệp trong nước vẫn phải đối mặt với những khó khăn như: hàng hóa sản xuất không tiêu thụ được, giá chi phí sản xuất tăng cao, khó tiếp cận nguồn vốn… nên đã có hàng nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể.
       Cụ thể, thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, quý I/2013, cả nước có 13.011 doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể. Như vậy, số doanh nghiệp ngừng hoạt động trong quý I năm 2013 tăng 26,1% so với cùng kỳ quý I năm 2012. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn có số doanh nghiệp ngừng hoạt động lớn nhất với 4.434 doanh nghiệp, tiếp đến là Hà Nội với 3.369 doanh nghiệp. Ngoài ra, các địa phương như: Hải Phòng, Đà Nẵng… số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động cũng tăng lên đáng kể.
       Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý I/ 2013, cả nước có 15.707 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 79.389 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2012 thì số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm 6,8% và số vốn đăng ký giảm 16,1%.
       Có thể thấy, doanh nghiệp và mức vốn đăng ký mới có xu hướng giảm trong khi lượng doanh nghiệp đóng cửa tăng cao đồng nghĩa với việc mức độ khó khăn của môi trường kinh doanh vẫn tiếp diễn.
       Đặc biệt, hiện Việt Nam đang thiếu hụt lực lượng doanh nghiệp có quy mô vừa khi loại hình này chỉ chiếm 2,1% trong tổng số doanh nghiệp trên cả nước, điều này cho thấy rất khó để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay.
       Cùng với những khó khăn trên, việc sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp hiện cũng không mấy hiệu quả. Tại báo cáo khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong 6 ngành được khảo sát, đánh giá gồm: chế biến thủy sản; sản xuất đồ uống; sản xuất cấu kiện kim loại; bán lẻ thực phẩm đồ uống; quảng cáo và giới thiệu xúc tiến thương mại, cho thấy, trong giai đoạn 2007-2011 chỉ số năng lực sinh lời, tỷ lệ các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ trong 6 ngành đều tăng mạnh năm 2011, nhất là ngành thương mại dịch vụ.
       Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp thấp do hiệu quả sử dụng vốn kém đã kéo theo hiệu suất sử dụng lao động giảm mạnh, do vậy càng làm tăng thêm sự khó khăn chung của doanh nghiệp và người lượng lao động.
       Để doanh nghiệp có niềm tin trở lại thị trường
       Dù còn nhiều khó khăn, song thực tế vẫn có nhiều doanh nghiệp trở lại hoạt động. Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong quý I/2013, có 7.645 doanh nghiệp đã trở lại hoạt động (bằng 58% của tổng số 13.011 doanh nghiệp ngừng hoạt động cả nước trong thời gian này). Điều này cho thấy, vẫn còn niềm tin để giúp doanh nghiệp trở lại thị trường.


Nhiều doanh nghiệp đã tìm kiếm được thêm các thị trường mới

       Niềm tin khiến doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực để quay trở lại thị trường và quyết định mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đó là nhờ chính sách ưu đãi thuế và các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, hơn nữa, thị trường trong nước đang có dấu hiệu phục hồi sẽ góp phần cải thiện đầu ra… chính vì vậy, doanh nghiệp đã mạnh dạn hơn khi quyết định tìm kiếm cơ hội mới cho mình. Thực tế, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực vượt qua khó khăn bằng cách tìm kiếm thị trường mới. Theo Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đến nay đã có 49% số doanh nghiệp đã tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, đây là niềm vui lớn của doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
       Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cho rằng để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả, Chính phủ cần tăng cường hơn nữa các chính sách về trợ giúp, cần củng cố hệ thống quỹ bảo lãnh tín dụng và đa dạng hóa các hình thức thế chấp, tín chấp giúp việc tiếp cận vốn dễ dàng hơn; đồng thời tăng khả năng tiếp cận thông tin thị trường và công nghệ để giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời biến động thị trường từ đó có sự mở rộng quy mô kinh doanh phù hợp.
       Mới đây, ngày 17/4/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 601/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước, phù hợp với mục đích hoạt động của Quỹ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động.
       Bên cạnh đó, Quỹ có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính, nguồn vốn ủy thác trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật Việt Nam để tạo nguồn vốn hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa…
       Về mức vốn cho vay đối với mỗi dự án, phương án sản xuất - kinh doanh tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án đó (không bao gồm vốn lưu động) nhưng không quá 30 tỷ đồng. Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ của người vay và điều kiện cụ thể của từng dự án, phương án sản xuất - kinh doanh nhưng tối đa không quá 07 năm. Trường hợp đặc biệt, đối với những dự án có chu kỳ sản xuất dài, cần thời hạn vay vốn lớn hơn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ quyết định thời hạn cho vay nhưng không quá 10 năm…
       Có thể nói, sự phục hồi ban đầu đã củng cố thêm niềm tin cho doanh nghiệp. Cùng với đó, sự ra đời của Quỹ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được coi là một trong giải pháp quan trọng để tiếp tục hỗ trợ và tạo niềm tin cho doanh nghiệp, kéo doanh nghiệp trở lại với thị trường, từ đó tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế./.
                                                                        Theo http://www.cpv.org.vn

User Online:54519

Total visited: 8586442